Đau dạ dày khi mang thai và mẹ bầu cần lưu ý

kienthucmebe

New member
Joined
Apr 14, 2024
Messages
4
Reaction score
0
Points
1
Đau dạ dày khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu do những biến đổi của các cơ quan trong cơ thể suốt thai kỳ. Vậy vì sao bà bầu bị đau dạ dày? Làm sao nhận biết biểu hiện đau dạ dày khi mang thai? Đau bao tử khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ mẹ và bé? Cùng tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết chi tiết bên dưới mẹ nhé!

Vì sao mẹ bầu bị đau dạ dày?​

Các cơ quan trong cơ thể của mẹ bầu đều phải trải qua nhiều biến đổi trong suốt quá trình mang thai. Đau dạ dày khi mang thai là một trong những hiện tượng đó.

Bà bầu bị đau dạ dày có thể nhầm lẫn với triệu chứng thai nghén do có biểu hiện giống nhau như buồn nôn, nôn, khó tiêu và đầy bụng. Ngoài biểu hiện chung đó, đau dạ dày khi mang thai sẽ đi kèm các dấu hiệu đặc trưng khác như đau vùng thượng vị, ợ chua, đau ở phần giữa hoặc trên bụng, sút cân, kém ăn.

Mẹ bầu bị đau bao tử khi mang thai có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức trong thai kỳ hoặc ốm nghén.
  • Vị trí của dạ dày thay đổi khi thai nhi phát triển và tử cung bị đẩy lên cao hơn. Thức ăn sẽ bị ứ đọng khi xuống dạ dày, dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng lớn đến niêm mạc dạ dày.
  • Những loại thức ăn yêu thích của mẹ bầu trong thai kỳ như xoài, mơ, mận,… có chứa nhiều acid nên dễ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
1713136425564

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai​

Đau bao tử khi mang thai thường có những triệu chứng sau:
  • Buồn nôn: Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy vậy, buồn nôn kèm ợ hơi nóng chua là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản đấy mẹ.
  • Nóng rát vùng thượng vị (vùng hõm ngay dưới xương ức): cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ. Nguyên nhân do trào ngược axit dạ dày từng lúc hay thường xuyên lên thực quản gây ra.
  • Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau. Mẹ có cảm giác đầy hơi khó tiêu, ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi mẹ cúi gập người ép bụng về phía trước, nằm ngủ vào ban đêm.
  • Đau dạ dày: Đau quặn thành cơn hay âm ỉ, nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
  • Cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay: nguyên nhân đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.

Mẹ bầu bị đau dạ dày có sao không?​

Đau dạ dày khi mang thai nếu nặng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ theo những hướng sau:
  • Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm mẹ gặp các triệu chứng như khó nuốt, nuốt đau, đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.
  • Xơ hoá thực quản do viêm.
  • Ung thư thực quản.
  • Viêm họng: Một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi, gây ho, khàn tiếng, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường.

Có nên dùng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai?​

Dùng các thuốc giảm đau thông thường không phải là chọn lựa khi điều trị viêm dạ dày. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc trị đau dạ dày trong thai kỳ. Có 4 nhóm thuốc chính đặc trị cho điều trị viêm dạ dày an toàn cho mẹ bầu:
  • Thuốc kháng acid, trung hoà acid (Antacids)
    • Thành phần: chứa muối nhôm, kali và magie hydroxit.
    • Cách sử dụng: uống/ nhai sau khi ăn khoảng 1 - 3 giờ đồng hồ. Với thuốc dạng viên nhai: sử dụng 1 – 2 viên/lần. Dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 1 tiếng.
    • Tác dụng phụ: các thuốc này có tác dụng làm giảm axit dạ dày nhưng sau đó, do thiếu axit nên dẫn đến rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt. Hơn nữa, axit trong dịch tiêu hóa còn tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn. Nếu axit bị trung hòa hết thì dạ dày sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc một cách tùy tiện sẽ dẫn đến tác dụng ngược.
  • Thuốc ức chế Histamin H2 còn được gọi là thuốc chẹn H2
    • Tác dụng: giảm hoạt động tiết axit của dạ dày và tá tràng.
    • Dạng uống phổ biến: Cimetidin 800mg, Ranitidin 300mg, Famotidin 40mg hoặc Nizatidin 300mg.
  • Nhóm ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPI)
    • Nhóm thuốc này cho hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ.
    • Gồm: Omeprazole 20mg dạng viên hoặc 40mg dạng ống; Omeprazole viên 30mg; Pantoprazol viên 20mg và 40mg hoặc ống 40mg…
  • Kháng sinh:
    • Nhóm thuốc được chỉ định khi có HPV (+).
    • Amoxicillin 500mg; Metronidazol/Tinidazol 500mg; Clarithromycin 250mg hoặc 500mg; Levofloxacin 500mg…

Cách chữa đau dạ dày cho mẹ bầu​

Mẹ bầu ăn sữa chua
Bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng đau bao tử khi mang thai bằng cách điều chỉnh lối sống như sau:
  • Giảm stress, căng thẳng kéo dài nhiều ngày trong cuộc sống.
  • Sửa thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ và không khoa học: bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc chờ quá đói mới ăn, thức khuya, ăn muộn vào buổi tối, lười vận động, ăn xong nằm trong 2 giờ sau khi ăn,…
  • Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
  • Kiêng các chất kích thích, cà phê, thuốc lá.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm có lợi, giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày dưới đây:
  • Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,...chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid...
  • Các loại đạm dễ tiêu.
  • Sữa chua: có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Nên sử dụng sữa chua hàng ngày. Không nên ăn sữa chua khi đói.
  • Nghệ và mật ong.
Nếu việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng đau dạy dày khi mang thai thì mẹ bầu nên đến thăm khám tại chuyên khoa nội tiêu hoá để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn mẹ nhé.
 
Top Bottom