6 dấu hiệu sa dạ con sau sinh - cảnh báo cơ thể không tốt

Tham gia
29/10/24
Bài viết
157
Reaction score
0
Điểm
16
Sa tử cung sau sinh hay sa dạ con là bệnh lý nhiều chị em mắc phải, đặc biệt ở phụ nữ sinh con nhiều lần hoặc lớn tuổi. Tùy theo mức độ sa tử cung mà biểu hiện bệnh có thể khác nhau. Vậy biểu hiện sa dạ con sau sinh như thế nào?

Dấu hiệu sa dạ con sau sinh

bieu-hien-sa-da-con-sau-sinh-chelaferrforte.jpg

Tình trạng sa tử cung nhẹ có thể không gây ra triệu chứng. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, phụ nữ chỉ phát hiện mình bị sa tử cung khi khám phụ khoa định kỳ. Tuy nhiên, có một số biểu hiện sa dạ con sau sinh mà bạn có thể nhận biết, bao gồm:
Xuất hiện khối lồi ở âm đạo: Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết với mẹ bị sa dạ con. Ở giai đoạn đầu, khối sa còn nhỏ và ở trong âm đạo. Khi bệnh nặng hơn, khối sa có thể sa hẳn ra ngoài và có thể nhìn thấy được, sờ thấy được.
Khó chịu ở vùng kín: Khối sa lồi xuất hiện tạo sức ép lên bụng dưới, dần dần âm đạo bị chèn ép và có xu hướng đẩy ra ngoài. Do vậy, mẹ bị sa tử cung sẽ có cảm giác căng tức bụng dưới, vùng kín cảm giác khó chịu. Những cơn đau râm ran vùng bụng dưới cũng sẽ cảm nhận được rất rõ.
Rối loạn tiểu tiện: Sa tử cung thường kéo theo sa bàng quang, bởi vậy mẹ có thể bị rối loạn tiểu tiện, són tiểu, tiểu buốt, khó tiểu.. Nếu để lâu ngày có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm niệu đạo nguy hiểm.
Khí hư nhiều bất thường: Sa dạ con giai đoạn đầu mẹ sẽ thấy khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi, dịch nhầy loãng.
Đau thắt lưng: Nếu sau sinh mẹ vẫn thấy đau thắt, đau nhói vùng lưng, xương chậu thì có thể mẹ đang bị sa dạ con sau sinh.
Táo bón mãn tính: Sau sinh tình trạng táo bón của mẹ kéo dài thì cần lưu ý, bởi đây có thể do rối loạn tiêu hóa, chất thải không đào thải được ra bên ngoài có thể bởi khối sa dạ con kéo theo sa trực tràng gây nên.

Điều trị sa dạ con sau sinh ở trường hợp nhẹ


Đối với những mẹ bỉm bị sa tử cung sau sinh ở mức độ nhẹ như đã nói bên trên, bạn có thể lựa chọn điều trị không phẫu thuật, phương pháp này cũng thích hợp với những người bệnh lớn tuổi hoặc có thể trạng yếu không thể phẫu thuật. Bạn có thể áp dụng cách điều trị sa tử cung tại nhà bằng cách điều chỉnh các thói quen sinh hoạt khoa học hơn kèm theo các bài tập cơ sàn chậu. Chẳng hạn như:
Chú trọng nghỉ ngơi đầy đủ, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, vui vẻ.
Ăn uống đủ chất, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường nhiều thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh táo bón.
Thực hiện các bài tập sa tử cung, giúp nâng đỡ tử cung như loạt bài tập Kegel tăng cường độ dẻo dai, nâng cao sức mạnh cơ sàn chậu và giúp cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn.
Ngưng hút **********, tránh xa nơi có khói ********** để phòng tránh các bệnh phổi, ho có thể khiến cho tình trạng sa tử cung nặng thêm.
Tránh nâng các vật nặng để không tạo áp lực vùng bụng và vùng chậu.
Dùng dụng cụ giữ tử cung bên trong âm đạo, tuy nhiên mẹ cần thận trọng khi quyết định dùng dụng cụ này bởi nếu không thực hiện và vệ sinh tốt rất dễ gây lở loét, viêm nhiễm.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe, mẹ đừng quên bổ sung vi chất sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống. Đặc biệt là DHA, canxi, sắt chela cho mẹ sau sinh. Đủ chất, cơ thể sẽ có đủ dinh dưỡng để phục hồi các thương tổn trong quá trình sinh nở, bồi bổ sức khỏe. Từ đó, giúp mẹ phòng tránh các bệnh lý hậu sản hiệu quả.
Phụ nữ sau sinh cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn và sẽ gặp một số tình trạng bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản đó là sa tử cung sau sinh. Tình trạng này là tình trạng bình thường do quá trình mang bầu để lại và sẽ được phục hồi dần nếu được can thiệp chăm sóc kỹ lưỡng. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể phục hồi được tử cung khỏe mạnh.
 
Top Bottom