Cách chữa đau đầu hiệu quả khi mang thai

mebeviet

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
14/4/24
Bài viết
16
Reaction score
1
Điểm
3
Đau đầu khi mang thai là tình trạng khó chịu mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách chữa đau đầu cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Cùng bác sĩ Bùi Thị Thu Hà giải đáp vì sao mang thai bị đau đầu và cách trị đau đầu cho bà bầu trong bài viết đưới đây nhé!
Trong thực tế, các loại đau đầu thai phụ thường gặp sẽ được chia làm 3 loại:
  • Đau đầu do căng thẳng.
  • Đau đầu chuỗi.
  • Đau đầu migraine.
Đau đầu do căng thẳng có loại có thể dễ dàng nhận biết nhất. Nếu đau đầu theo chuỗi kéo dài hoặc đau đầu migraine thì mẹ nên xin lời khuyên của bác sĩ. Các biểu hiện khi đau đầu của từng người cũng rất khác nhau:
  • Đau theo nhịp đập.
  • Đau mơ hồ, không rõ diễn tả
  • Đau nửa đầu hoặc cả đầu dữ dội
  • Đau buốt ở thái dương
Đau đầu khi mang thai cũng có nhiều triệu chứng khác nhau

Đau đầu khi mang thai cũng có nhiều triệu chứng khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu là đau đầu migraine thì còn kèm theo các triệu chứng như:
  • Buồn nôn, mắc ói
  • Tầm nhìn xuất hiện các điểm mù
  • Có thể nhìn thấy các tia sáng, chớp sáng

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai​

Bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu​

Giai đoạn đầu tiên mang thai, đặc biệt là các thai phụ lần đầu thì sẽ có nhiều thay đổi mà bản thân chưa kịp thích ứng. Nguyên nhân gây đau đầu cũng vậy:
  • Thay đổi hormone: Nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi trong thai kỳ, dẫn đến nhiều triệu chứng, đau đầu khi mang thai là một trong số đó. Theo thống kê thì có hơn 80% phụ nữ bị nhức đầu khi mang thai. Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu chiếm gần 60% tổng số trường hợp do cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi của cở thể trong quá trình mới mang thai.
  • Cơ thể bị tăng thể tích tuần hoàn
  • Thay đổi cân nặng của cơ thể
  • Mất ngủ, căng thẳng
  • Cơ thể thiếu nước
  • Thiếu dinh dưỡng, hạ đường huyết
  • Ngưng sử dụng caffein: Nếu mẹ là người thường xuyên uống cafe khi chưa mang thai
  • Nhạy cảm với các loại ánh sáng
  • Thị lực thay đổi
  • Ít vận động
  • Ăn các loại thức ăn như sô cô la, pho mát, men nở, cà chua hay sữa quá thường xuyên.
Mẹ có biết:
Đôi khi, nguyên nhân gây ra đau đầu của mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên cũng có thể là do mẹ suy nghĩ quá nhiều, đặc biệt đối với những phụ nữ lần đầu mang thai. Sự hồi hộp khi có thai cũng như bỡ ngỡ khi không biết chuẩn bị gì cho thai kỳ, cho việc chào đón trẻ ra đời cũng dễ làm mẹ căng thẳng và đau đầu. Trong đó, thứ gắn liền với trẻ ngay khi chào đời có thể là tã, bao và bảo vệ trẻ trong nôi cũi cho đến khi biết đi. Mẹ có thể cân nhắc các sản phẩm đến từ hãng tã, bỉm phù hợp.

Bà bầu bị đau đầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối​

Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, sự thay đổi của mẹ bầu cũng ảnh hưởng khác hơn với nguồn cơn đau đầu do:
  • Ăn uống thiếu chất: Dù khẩu vị của mẹ kém hoặc mệt mỏi, nhưng chế độ dinh dưỡng khi mang thai phải duy trì tốt. Nếu mẹ bỏ bữa, ăn uống không đủ chất hay ít uống nước sẽ dẫn đến hạ đường huyết, đau đầu.
  • Thiếu máu: Khi quá trình lưu thông máu trong toàn cơ thể không kịp với tốc độ phát triển của thai nhi cuối kỳ, mẹ bầu sẽ thiếu máu lên não dẫn đến đau đầu.
  • Sử dụng chất kích thích: Với mẹ bầu, hạn chế sử dụng các chất kích thích là lời khuyên nên làm theo. Lạm dụng và coi thường sẽ gây căng thẳng dây thần kinh, thiếu ngủ và đau đầu thường xuyên.
  • U não, viêm não, bệnh lý tim mạch, huyết khối, nhiễm khuẩn xong: Đây là trường hợp hiếm nhưng vẫn phải chú ý.
  • Tụt huyết áp do đứng lâu.
  • Cao huyết áp, tiền sản giật.
  • Stress cơ thể do mệt mỏi, thức khuya.
  • Ăn kiêng
  • Tăng, hạ huyết áp
  • Tiểu đường
  • Thai quá lớn dẫn đến khó ngủ.
  • Căng cơ cổ gáy.
  • Đau răng, viêm xoang…

Phụ nữ mang thai bị đau đầu có sao không?​

Thông thường, tình trạng đau đầu khi mang thai sẽ biến mất vào tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh con. Bị đau đầu khi mang thai có thể ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý, chất lượng sống của mẹ bầu, đặc biệt là thai phụ ngoài 35 tuổi như:
  • Nhức đầu khi mang thai khiến mẹ bầu ăn không ngon, khó ngủ, mệt mỏi.
  • Tâm trạng mệt mỏi, đầu óc trì trệ kém linh hoạt, thiếu kiềm chế, hay cáu gắt, gây gổ, bất đồng.
  • Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai, kèm phù mu bàn chân, cẳng chân, sưng nặng mặt hoặc các dấu hiệu nặng nề hơn như nhìn mờ, giảm thị lực… có thể là dấu hiệu đáng báo động của tiền sản giật, là tình trạng cao huyết áp nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật, mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương đa cơ quan,…
Dù đau đầu khi mang thai là biểu hiện phổ biến mà thai phụ nào cũng gặp nhưng các mẹ vẫn nên chia sẻ và lắng nghe bác sĩ khi tình trạng này ảnh hưởng quá nhiều đến mình. Theo dõi đúng cách sẽ giúp mẹ bầu ngăn chặn được nguồn cơn của các bệnh lý nguy hiểm.
Đặc biệt ở sau tuần thai thứ 20 trở đi, việc đau đầu vẫn còn tiếp diễn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu cần lưu ý. Vì đó có thể là nguy cơ của:
  • Đột quỵ
  • Sản giật
  • Thai nhi thiếu oxy
  • Sinh non
  • Nhau thai bong non
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân

Đau đầu khi mang thai khi nào nguy hiểm?​

Tuy là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng nếu nhức đầu khi mang thai đi kèm những dấu hiệu sau thì lại là vấn đề đáng cảnh báo về sức khoẻ của mẹ bầu. Mẹ nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán và kịp thời điều trị.
  • Tần suất đau đầu thường xuyên, đột ngột và ngày càng tăng.
  • Bàn chân, bàn tay và mặt sưng.
  • Sốt cao, đau cứng cổ và buồn ngủ
  • Ngất xỉu
  • Đau răng, nghẹt mũi
  • Tăng cân quá mức, không kiểm soát được.
  • Mắt nhìn mờ, rối loạn thị giác
  • Kèm đau bụng vùng thượng vị, vùng bụng trên và vùng dưới xương sườn.
Mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng kèm theo cơn đau đầu

Mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng kèm theo cơn đau đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Cách giảm đau đầu khi mang thai cho mẹ​

  • Uống đủ nước để tăng tuần hoàn máu não, tăng thanh lọc và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể là cách trị đau đầu cho bà bầu hữu hiệu.
  • Đắp khăn mát khi nằm, ngủ, nghỉ ngơi.
  • Ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng, đủ chất để tránh hạ đường huyết. Thực đơn hằng ngày và thời gian ăn hợp lý sẽ giúp mẹ làm quen với ốm nghén, nhưng vẫn đầy đủ chất cho cả 2 mẹ con.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như khoai tây, rau chân vịt, sữa tươi, anh đào, bông cải xanh, mía… để bổ sung máu cho mẹ, giúp lưu thông và giảm đau đầu hiệu quả.
Uống đủ nước, ăn đủ chất đóng vai trò quan trọng giúp bà bầu khỏe mạnh, giảm đau đầu

Uống đủ nước, ăn đủ chất đóng vai trò quan trọng giúp bà bầu khỏe mạnh, giảm đau đầu (Nguồn: Sưu tầm)​
  • Ngủ đủ giấc, tối thiểu 7-8 giờ/ngày là cách giảm đau đầu cho bà bầu dễ thực hiện. Không dùng các chất kích thích khi mệt mỏi buồn ngủ hay vào buổi chiều muộn, vì sẽ gây khó ngủ về đêm. Giấc ngủ trưa cũng đặc biệt quan trọng vì sẽ tái tạo sức khoẻ, giảm căng cơ, hồi phục năng lượng sau một thời gian ngồi làm việc căng thẳng tại văn phòng.
  • Thuốc bổ: Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng các protein và vitamin ở mức cân bằng, thích hợp.
  • Xoa bóp, ấn huyệt, chườm nóng khu vực lưng, vai, gáy, cổ và đầu: làm giãn nở mạch máu và làm tăng lưu thông máu tại khu vực bị đau.
  • Sử dụng tinh dầu: Hương thơm của tinh dầu thảo dược, các loại từ thiên nhiên nhẹ sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, ổn định tinh thần nhưng không nên lạm dụng.
  • Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
  • Xông mũi với tinh dầu: Nếu bị đau đầu do nghẹt mũi, viêm xoang khi mang thai, việc xông hơi với tinh dầu sả chanh có thể làm thông thoáng khoang xoang, giảm bớt triệu chứng đau.
  • Hạn chế các đồ uống có caffein, cồn: Nếu bạn nghiện cà phê, nên cắt giảm từ từ lượng cà phê mình uống mỗi ngày.
  • Không dùng chất kích thích gây căng thẳng thần kinh, ức chế và gây đau đầu cho mẹ bầu.
  • Chỉ uống thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi bắt buộc, không lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Không nên đến những nơi ô nhiễm, ngột ngạt, mùi hương nồng nặc hay quá ồn ào: Thai phụ lúc này sẽ nhạy cảm, và dễ đau đầu vì những nguyên nhân trên, và ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi. Phòng ốc và không gian nên thông thoáng.
Vận động cơ thể bằng các chọn lựa:
  • Yoga cho bà bầu: các động tác hít thở sâu tăng lượng oxy tới não. Các động tác căng cơ cũng giúp dãn các đốt sống cổ, lưng, tăng lượng máu tuần hoàn đến não. Động tác tập hít thở sâu trong yoga cũng làm tăng lượng oxy đến phổi.
  • Đi bộ mỗi ngày 30 phút: hoạt động gan bàn chân chạm đất sẽ kích thích các dây thần kinh và tăng tuần hoàn não. Đi bộ còn giúp giảm nồng độ đường trong máu, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, giảm nguy cơ cao huyết áp- tiền sản giật. Đi bộ còn giúp tâm trạng mẹ bầu nhẹ nhàng, thư thái hơn.
  • Bơi lội: khi bơi, sự lưu thông máu đến các động mạch não giữa tăng 14% và động mạch não sau tăng đến 9%. Lợi ích của thể dục cho bà bầu như bơi lội còn làm giảm stress, căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Các hoạt động vận động nhẹ nhàng phù hợp cho bà bầu giúp giảm đau đầu

Các hoạt động vận động nhẹ nhàng phù hợp cho bà bầu giúp giảm đau đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi bà bầu bị đau đầu:​

  • Thuốc giảm đau nên uống dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa.
  • Thai phụ, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, cần phải đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường như phù, nhức đầu…Nên có chế độ dinh dưỡng và thăm khám thai đúng hẹn. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra huyết áp ngay tại nhà để sớm phát hiện các triệu chứng của tiền sản giật, từ đó cấp cứu và chữa trị tiền sản giật kịp thời, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc.

Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu có hiệu quả không?​

Mẹo dân gian giúp mẹ bầu giảm đau đầu tại nhà thường được áp dụng thường xuyên, nhất là trong những gia đình sống chung ông bà, người lớn hơn. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi thai phụ, vậy nên các mẹo dưới đây chỉ có tính chất tham khảo:
  • Uống trà gừng, dùng gừng ngâm mật ong
  • Dùng túi chườm
  • Dùng tỏi để nấu cháo
  • Uống trà từ tâm sen

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 có nguy hiểm không?​

Thông thường, trong thời gian đầu thai kỳ mẹ bầu bị đau đầu là rất phổ biến, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng bất thường sau thì nên đi khám bác sĩ để được điều trị:
  • Cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sưng phù nề tay, chân, mặt.
  • Rối loạn thị giác.
  • Sốt cao, đau và cứng cổ.
  • Đau bụng trên, đau bụng dưới xương sườn.
  • Tăng cân quá nhanh, khó kiểm soát.
 
Sửa lần cuối:
Top Bottom